Tọa lạc tại mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, Đô thị thời đại Sun Urban City sở hữu tiềm năng vượt trội nhờ những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng giao thông của Hà Nam:
Quy hoạch đô thị và giao thông công cộng: Hướng tới tương lai xanh, bền vững
Các tuyến đường nội đô được quy hoạch hợp lý, hệ thống xe buýt và các phương tiện công cộng đang dần được mở rộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc, bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn tỉnh hiện có tới 8 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1 tuyến tránh thành phố Phủ Lý, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38 tuyến tránh thị trấn Hòa Mạc và Quốc lộ 38B, dễ dàng kết nối Hà Nam với các tỉnh thành như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên… tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam sẽ có 4 tuyến cao tốc kết nối gồm: Cao tốc Bắc – Nam phía Đông (tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình); cao tốc Phủ Lý – Nam Định; cao tốc Hưng Yên - Thái Bình và đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô. Trong đó, tuyến đường nối 2 cao tốc huyết mạch của miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng và Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng chiều dài 47,7 km giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 cao tốc tới 30 phút, kết nối Hà Nam với khu vực Đông Bắc dễ dàng.
Không những thế, với Dự án xây dựng trục đường phía Nam Hà Nội giúp nối từ đường Vành đai 3 Hà Nội đoạn từ Nguyễn Xiển đi qua các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên tới cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ - Ninh Bình đi Hà Nam. Dự án kết nối các tuyến vành đai 3, 3.5, 4 và 5, tạo thành trục giao thông xương sống phía Nam Hà Nội, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hà Nam và giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Được định hướng trở thành “thành phố hạt nhân” cấp quốc gia trong tương lai, Hà Nam được đầu tư quy hoạch đồng bộ trên cả 3 hướng mũi nhọn đường bộ - đường thuỷ - đường sắt. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh được nâng cấp với Ga Phủ Lý đóng vai trò là một trong những điểm giao thông quan trọng kết nối Hà Nam với cả nước và trở thành 1 trong 20 tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua.
Hệ thống cảng nội địa và các tuyến đường thủy đang được đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống sông Hồng và sông Đáy.